Cách chăm sóc cừ tràm

Địa chỉ: 4/66 Nhị Tân 2 - Tân Thới Nhì - Hóc Môn - Hồ Chí Minh

Hotline: 0908 652 451-0981988052

Cách chăm sóc cừ tràm
Ngày đăng: 21/03/2021 04:44 PM

    CÁCH CHĂM SÓC CỪ TRÀM

    Trồng và chăm sóc cây tràm đển tuổi thu hoạch là một thời gian tương đối dài, kéo dài trong nhiều năm. Đây là thời điểm người trồng phải tiến hành các biện pháp để tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho loại cây này. Vậy làm cách nào để có được điều đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.

    Kiếm tra rừng cây tràm thường xuyên

    Cho dù cây tràm là một loài cây có sức sống mãnh liệt nhưng không phải chỉ việc gieo nó xuống đất là chờ đến ngày thu hoạch. Để đạt được năng suất cao thì người trồng phải tiến hành kiểm tra rừng thường xuyên, đê biết được tỷ lệ cây sống và tình hình rừng ra sao. Trước khi đi cần chuẩn bị ghe (thuyền), ủng, quần áo bảo hộ lao động, sổ ghi chép, máy tính tay, thước dây ngoài ra cần chuẩn bị các biểu mẫu, nước uống,…

    Đầu tiên là kiểm tra tỷ lệ cây sống sau khi trồng khoảng 20 – 30 ngày, nếu tỷ lệ sống thấp hơn 80% thì phải tiến hành cho trồng dặm bổ sung. Do như đã đề cập ở trên thời gian nuôi dưỡng cây cừ tràm tương đối dài. Hàng năm tiến hành kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển của các loại cây bụi, dây leo, cỏ dại trong rừng tràm. Mục đích để chuẩn bị các điều kiện phát dọn nuôi dưỡng kết hợp phòng chống cháy rừng.

    Phát quang rừng tràm

    Rừng tràm sau một thời gian sinh trưởng sẽ xuất hiện các loài cây bụi, dây leo gây ảnh hưởng tới điều kiện sinh trưởng và phát triển của loài cây này. Điều này tạo ra sự cạnh tranh chất dinh dưỡng gắt gao với cừ tràm và tiểm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vì vậy đây là việc làm vô cùng cần thiết, cần tiến hành để năng suất loài cây lâm nghiệp này ở mức cao nhất. Công việc này bao gồm nội dung chính như sau: chuẩn bị dụng cụ; chặt dây leo, cây bụi, cỏ dại; tỉa cành nhánh.

    Tương tự như việc đi kiểm tra rừng thì đi phát quang rừng tràm cũng cần phải có những dụng cụ cần thiết đi kèm. Đó là: dao phát, cưa tay, bảo hộ lao động (ủng, quần áo, mũ, găng tay). Nhưng trước hết phải chọn được thời điểm hợp lí để có thể thu lại hiệu quả cao nhất. Trong một năm nên chặt 2 lần lần 1 vào đầu mùa mưa nhằm loại bỏ sự cạnh tranh dinh dưỡng đối với cây tràm; lần 2 vào đầu mua khô nhằm giảm nguy cơ xảy ra cháy rừng.Khi vào rừng cừ tràm thì tiến hành Sử dụng dao phát, cưa tay chặt toàn bộ cây bụi, dây leo, phát sạch cỏ dại. Lưu ý phát sát gốc để tiêu diệt hoàn toàn nó.

    Tạo dáng thẳng cho cây

    Một công việc nữa đó là tỉa nhành để tạo dáng thẳng cho cây tràm. Do nhu cầu sử dụng thì công việc này là yêu cầu bắt buộc, nếu không cây sẽ cong, nhiều nhánh mang lại hiệu quả kinh tế rất thấp. Trong quá trình này, người thực hiện cần lưu ý tránh gây xước cho thân cây tạo điều kiện cho sâu bệnh hại phát triển, tấn công cừ tràm.

    Tỉa thưa rừng tràm

    Mục đích của công việc này là điều chỉnh và tạo cấu trúc hợp lý rừng tràm giai đoạn nuôi dưỡng và loại trừ cây phẩm chất xấu, cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, cây chèn ép cây cần nuôi dưỡng. Hơn nữa việc làm này còn tạo không gian dinh dưỡng cho cây nuôi dưỡng sinh trưởng và phát triển tốt; ngoài ra tận thu được nguồn lâm sản từ tỉa thưa. Tỉa thưa rừng tràm bắt đầu thực hiện khi rừng được 4 – 6 tuổi (tùy tình hình sinh trưởng của rừng). Chú ý chỉ tỉa thưa sau khi rừng tràm khép tán được một năm và phải tiến hành tỉa thưa theo biểu sau:

    Lần tỉa thưa Tuổi Số lượng cây để lại (cây/ha) Đường kính bình quân (cm) Chiều cao bình quân (m) Tên sản phẩm lấy
    1 4-6 20.000 4-5 5-6 Róng
    2 6-12 10.000 6-7 6-9 Cừ

    Thời gian tỉa thưa tràm lần 1

    Khi rừng đạt 4 đến 6 tuổi, số cây để lại nuôi dưỡng sau khi chặt tỉa thưa 20.000 cây/ha, đường kính bình quân 4-5cm, chiều cao bình quân 5 – 6 m và sản phẩm lấy ra sử dụng vào mục đích làm róng. Thời gian tỉa thưa lần 2: Khi rừng đạt 6 – 12 tuổi, số cây để lại sau tỉa thưa 10.000 cây đường kính bình quân 6 – 7 cm, chiều cao bình quân 6 – 9 m, sản phẩm lấy ra sử dụng vào mục đích làm cừ.

    Tiếp theo là xác định cường độ tỉa thưa rừng tràm. Khái nhiệm dễ hiểu nhất của công việc này là tỷ lệ phần trăm giữa số cây chặt và trữ lượng trước khi chặt. Ví dụ: Cường độ chặt là 30% tức là trữ lượng của rừng là M m3 thì khối lượng gỗ chặt lấy ra bằng 30%M. Trong đó M là tổng thể tích của những cây rừng (cây đứng) trên một đơn vị diện tích nhất định.

    Kết luận

    Có thể thấy sau khi gieo cây tràm xuống thì người trồng cũng cần phải tiến hành các biện pháp nuôi dưỡng để hiệu quả kinh tế đạt được ở mức cao nhất. Hy vọng những thông tin mà bài viết nêu ra đã giúp người đọc có cái nhìn tổng quan hơn về những việc phải làm để chăm sóc loài cây lâm nghiệp này.

        

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline