CỪ TRÀM VÀ CÁCH TÍNH TOÁN MÓNG CỪ TRÀM TRONG XÂY DỰNG
Cọc cừ tràm được sử dụng từ thân gỗ của cây cừ tràm. Loại cọc này được người Pháp sử dụng trong khoảng thời gian xâm lược nước ta. Cho đến giờ ta có thể thấy nhà hát thành phố Hồ Chí Minh được người Pháp xây dựng trên nền móng cọc cừ tràm vẫn tồn tại giữa dòng chảy của thời gian. Do vậy không thể coi thường được đặc tính, sức chịu đựng của loại cọc gỗ này. Cọc cừ tràm được sử dụng trong xây dựng
Cọc cừ tràm khi lựa chọn phải chọn loại còn tươi mới, thân thẳng có như vậy mới phát huy được hết khả năng. Loại cọc này phù hợp cho môi trường đất ẩm ướt, có mực nước ngầm cao vì theo đúng đặc tính của cây trồng thì cây sẽ chịu lực và gia tăng tuổi thọ lên đến 50 -60 năm ở môi trường ngập nước.
Cách tính toán đóng móng cừ tràm trong xây dựng.
Tuy cừ tràm được sử dụng trong xây dựng khá nhiều như vậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng tính toán đóng móng cừ tràm từ trước. Bởi để có thể đóng móng cừ tràm chính xác, không gây lãng phí ta cần có sự tính toán thật chính xác.
Có thể tham khảo công thức sau đây để có thể tính toán móng cừ tràm hợp lý nhất trong xây dựng:
N = 4000*(e0-eyc)/(pi*d^2*(1+eo))
Trong đó:
N: số lượng cọc
D: đường kính cọc
E0: độ rỗng tự nhiên
Eyc: độ rỗng yêu cầu.
Do đó ta có thể thấy với đất yếu có độ sệt IL = 0,55: 0,66 thì nên đongs 16 cọc cho 1m2
Với đất yếu có độ sệt IL = 0,7 : 0,8 thì theo tính toán móng cừ tràm nên đóng 25 cọc cho 1m2
Và cuối cùng với đất yếu IL . 0,8 trong tính toán đóng cọc cừ tràm chính xác cần tới 36 cọc.
Chú ý khi thi công đóng cọc cừ tràm ta luôn phải đóng dư ra mỗi cạnh của móng tầm 20 cm để tăng sức chống cắt của cung trượt. Tránh tình trạng sạt lún của công trình.
Do đó có thể thấy việc tính toán móng cọc cừ tràm trước sẽ đem lại rất nhiều lợi ích đối với người xây dựng, từ việc tiết kiệm được chi phí cho đến việc tính toán trước được độ sụt lún của công trình xây dựng.
Có nhiều người khi tính toán móng cừ tràm có yêu cầu đóng từ ngoài vào trước rồi mới đóng xung quanh với mục đất để cho đất có thể lến chặt xuống nhờ sức ép của cọc. Tuy nhiên phương pháp này không hề có tác dụng như những lời đồn đoán mà chỉ khiến gia tăng thêm thời giant hi công, gây lãng phí.
Sauk hi đóng cọc cừ tràm xong ta cần phủ một lớp betong lên trên. Tuy nhiên, nhiều nguwoif lại làm công tác này hết sức qua loa do nghĩ không thực sự cần thiết. Nhưng nếu trong quá trình thi công lớp betong này bị gãy, vỡ hay biến dạng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cả công trình xây dựng. Do vậy, khi tính toán móng cừ tràm cũng cần lưu ý vấn đề này trong xây dựng.
Một đặc điểm nữa là khi đóng xong cọc cừ tràm cần loại bỏ đi những phần đầu cừ tràm bị nứt, vỡ rồi mới phủ betong lên. Như vậy mới đảm bảo được tính chắc chắn của móng cừ tràm.
Cừ tràm khi đóng cọc cũng không cần thiết phải đóng quá sâu dưới mực nước ngầm. Vì bản chất của đất thi công này là đã ẩm ướt sẵn do đó sẽ vẫn đảm bảo được cừ tràm có thể phát huy được hết tác dụng và không bị mối mọt, hư hỏng.
3. Ứng dụng của cọc cừ tràm.
Cừ tràm sẽ được ứng dụng tốt nhất ở những vùng đất yếu, ẩm ướt, khả năng liên kết kém, có sức chịu tải thấp. Đặc biệt cừ tràm không chịu được tải trọng quá lớn, do vậy khi tính toán móng cừ tràm chỉ sử dụng cho những công trình nhà từ 1 đến 4 tầng, bờ kè, bờ sông…
Cọc cừ tràm sẽ sử dụng tốt nhất khi bên dưới có một lớp đất tốt hơn mà mũi cừ có thể cắm vào được, khi đó cừ sẽ đảm bảo được tính chất của mình, phát huy cao hơn khả năng chịu lực trong đất.
Do vỏ cừ tràm theo thời gian vẫn có khả năng bị mối mục làm thu hẹp đi đường kính ban đầu của cừ do vậy khi tính toán móng cừ tràm ta cần phải lường trước đến vấn đề này để xây dựng hợp lý và chú ý các công trình này tuổi thọ chỉ ở mức tương đối 25 – 30 năm. Tính toán móng cừ tràm trước khi xây dựng
4. Khả năng chịu lực của cọc cừ tràm.
Sau khi tham khảo về những tính toán móng cừ tràm ta có thể thấy:
- Khả năng chịu lực của cọc cừ tràm là khá tốt
- Chú ý nếu không muốn cừ tràm giảm tác dụng cũng như tuổi thọ không nên sử dụng cừ tràm ở nơi có địa chất quá yếu và sâu, hay nền móng thường xuyên phải chịu sự rung động lớn. Hoặc nếu vẫn muốn sử dụng cọc cừ tràm ta cần phải có sự tính toán móng cừ tràm thật chi tiết hoặc đổi sang loại vật liệu khác làm móng.
- Khi đóng cọc nên phân bố áp lực đồng đều trên móng, để độ lún của móng cừ tràm không quá chênh lệch nhau.
- Do cừ tràm vẫn sẽ bị mục vỏ theo thời gian nên trong giai đoạn tính toán móng cừ tràm ta cần phải tính toán đến cả vấn đề này để tránh tình trạng sụt, lún diễn ra.
- Cấu tạo và chất lượng thi công lớp vật liệu chèn đầu cọc ảnh hưởng rất lớn đến độ lún và chất lượng của cọc cừ tràm.
- Độ ẩm và lượng nước ngầm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của cọc cừ tràm.
- Trước khi quyết định sử dụng cọc cừ tràm cần có sự tính toán móng cừ tràm kỹ lưỡng từ trước để có thể tiết kiệm chi phí và phát huy hết tác dụng của cọc.