Nguyên nhân nào dẫn đến cừ bạch đàn bị giảm chất lượng?

Địa chỉ: 4/66 Nhị Tân 2 - Tân Thới Nhì - Hóc Môn - Hồ Chí Minh

Hotline: 0908 652 451-0981988052

Nguyên nhân nào dẫn đến cừ bạch đàn bị giảm chất lượng?
Ngày đăng: 17/07/2022 09:07 AM

         Cừ bạch đàn là một loại cây thân gỗ có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Mỗi bộ phận của cây đều có những công dụng riêng. Được ứng dụng nhiều nhất phải kể đến phần thân cây bạch đàn được sử dụng làm cột chống gia cố móng các công trình có tải trọng vừa và nhỏ trong xây dựng rất tốt. Nhưng cừ bạch đàn nếu không được bảo quản cẩn thận sẽ gặp phải hư hỏng dẫn đến giảm chất lượng của gỗ. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hư hại thường gặp trên cừ bạch đàn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

    Một số nguyên nhân gây hư hỏng cừ bạch đàn


         Từ cây bạch đàn giống phát triển thành 1 cây bạch đàn đủ tiêu chuẩn thu hoạch để làm cừ bạch đàn không hề dễ dàng. Tuy nhiên, quy trình bảo quản gỗ thường gặp một số loại sinh vật gây hại. Cụ thể như:

    cừ bạch đàn

    Nấm mục

         Những sợi nấm từ gỗ đang bị nấm mục lây lan sang gỗ nguyên. Các bào tử rơi phía trên mặt gỗ hoặc các vật thể khác rồi gặp môi trường thuận lợi. Sẽ nảy mầm, phát triển thành sợi, những sợi này xâm nhập vào gỗ. Chúng phát triển và duy trì mọi hoạt động sống. Chính quá trình này dẫn đến sự biến màu và phân huỷ gỗ bạch đàn sợi nấm mục khi xâm nhập vào gỗ cây bạch đàn.

         Chúng tiết ra các enzym có khả năng phân huỷ các thành phần cấu tạo ra vách tế bào. Cho nên, gỗ bị nấm mục gây hại làm giảm đáng kể tính chất cơ học và thời gian sử dụng gỗ. Để bảo vệ gỗ dùng ngoài trời, giải pháp tích cực và lành mạnh nhất là sử dụng thuốc bảo quản tẩm vào gỗ. Tạo thành môi trường khác hẳn so với gỗ và lâm sản không được tẩm thuốc. Làm mất đi các điều kiện thuận lợi cho việc nảy mầm của bào tử nấm. Thậm chí có thể phá hoại  các bào tử nấm

    Mối đục thân

         Mối là côn trùng có tính chất xã hội. Mỗi một tổ mối tự hình thành một quần thể. Đầu tiên từ một đôi mối cánh (sau này gọi là mối vua và mối chúa nguyên thuỷ), chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng. kế tiếp nở thành mối con. Từ mối con sau phân hoá thành hai loại hình lớn là loại hình sinh sản và loại hình không sinh sản. Thức ăn của mối chủ yếu có xuất xứ từ thực vật  hoặc các loại nấm được cấy trong tổ.

         Cừ bạch đàn sử dụng làm cột cọc ngoài trời. Thường bị nhiều giống mối khác nhau gây hại. Những vật liệu đã bị nấm mục phân giải một phần thường là đối tượng thức ăn chính của mối. Vì thế, trong thực tiễn, gỗ cột cọc thương bị nấm mục kết hợp với mối đồng thời gây hại.

    cừ bạch đàn

    Xén tóc hại gỗ khô

         Có tên khoa học là Stromatium logicorne Newm thuộc họ Cerambycidae. Loài này phân bố gần như khắp thế giới. Xén tóc hại gỗ khô có đặc điểm vượt trội là con cái cứng cáp. Sau khi giao phối đẻ trứng vào những kẽ nứt của gỗ bạch đàn.

         Độ ẩm từ 12–20%, chưa phát hiện loài xén tóc này đẻ trứng trong gỗ còn tươi, ẩm độ gỗ cao. Trứng đẻ tập trung 10, 20, 30 quả có khi đẻ 1–2 quả. Hai năm hoàn thành một thế hệ, có khi 3 năm mới hoàn thành một thế hệ. Giai đoạn sâu non gặm gỗ tạo thành hang rỗng làm mất ứng lực gỗ, làm mất giá trị sử dụng gỗ.

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline