Phân biệt các loại cây tràm

Địa chỉ: 4/66 Nhị Tân 2 - Tân Thới Nhì - Hóc Môn - Hồ Chí Minh

Hotline: 0908 652 451-0981988052

Phân biệt các loại cây tràm
Ngày đăng: 28/04/2022 10:24 AM

          Cây cừ tràm là một loại cây lâm nghiệp lâu năm. Chúng đem lại rất nhiều lợi ích trong đời sống. Được ứng dụng rộng rãi trong y học, xây dựng, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái… Trong xây dựng cừ tràm là một trong những loại vật liệu xây dựng kinh tế nhất hiện nay.

    Phân biệt các loại cây tràm


          Cây cừ tràm là một loại cây thân gỗ, có vỏ mềm xốp, lá dẹt màu xanh. Cây tràm có hoa và hạt nhỏ. Cây tràm là một loài thuộc Chi Tràm. Theo ước tính có khoảng 220-236 loài tràm khác nhau. Đa số được phân bố ở Australia, một số ít còn lại có mặt tại một số nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

    Tràm lá dài

          Tràm lá dài (cây tràm gió) là một loại cây thuộc họ Tràm có tên khoa học là Melaleuca. Cây cừ tràm là loại cây thân gỗ, có vỏ mềm xốp, khi cao 3-5 mét thì vỏ cây nứt ra từng miếng mảng dễ bị tróc. Lá cây tràm có mày xanh, mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1 – 25 cm và rộng 0,5 – 7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám. Hoa mọc thành cụm dày hoặc dọc theo thân, hoa có các cánh nhỏ và một chùm nhị dày ở giữa, hoa có màu vàng nhạt. Quả cừ tràm nhỏ có chứa nhiều hạt.

    Tràm bông vàng

          Lá có hình dạng cong lưỡi liềm, kích thước lá giả rộng từ 3–4 cm, dài từ 6–13 cm, trên lá giả có khoảng 3 gân dạng song song, ở cuối lá có 1 tuyến hình chậu. Hoa tự dạng bông đuôi sóc, tràng hoa màu vàng. Quả dạng đậu xoắn, hạt màu đen, có rốn hạt khá dài màu vàng như màu của tràng hoa.

    Danh sách rừng tràm hiện nay tại nước ta

          – Rừng tràm U Minh thường được nhắc đến với hai cái tên U Minh Thượng (thuộc tỉnh Kiên Giang) và U Minh Hạ (thuộc tỉnh Cà Mau). Rừng tràm U Minh Thượng với diện tích khoảng 8.053 hécta. Rừng tràm U Minh Hạ có tổng diện tích khoảng 8.286 hécta.

          – Rừng tràm Trà Sư  thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Với diện tích gần 850 ha, phần lớn loài cây ở rừng tràm Trà Sư là tràm trên 10 tuổi, cao 5 – 8 m.

          – Rừng tràm Tân Lập thuộc huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Diện tích vào khoảng 135 ha.

          – Rừng tràm Xẻo Quýt là tên gọi dân dã của khu du lịch (KDL) sinh thái Xẻo Quýt, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Với tổng diện tích 50 hécta, trong đó 20 hécta rừng tràm.

          – Rừng tràm Gáo Giồng thuộc KDL sinh thái Gáo Giồng, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Rừng tràm Gáo Giồng được thành lập năm 1985 với tổng diện tích 1.657 hécta, trong đó khoảng 300 ha rừng tràm trên 10 năm tuổi.

          – Ngoài ra còn rất nhiều các rừng tràm lớn nhỏ khác nữa.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline